Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Nhận thức sai lầm về đào tạo tiến sĩ

Nhiều người cứ nghĩ tiến sĩ là người biết tất cả mọi thứ trong chuyên ngành của mình. Thực tế, tiến sĩ mới ra trường chỉ biết một số ít kiến thức trong lĩnh vực hẹp của mình. Cái quan trọng nhất trong quá trình nghiên cứu sinh là tích luỹ kinh nghiệm tự học (tự đọc sách, chiêm nghiệm kiến thức đã có, phát hiện ra các vấn đề mới, tìm cách giải quyết vấn đề mới thông qua việc áp dụng một cách sáng tạo các kiến thức cũ (thỉnh thoảng có thể tạo ra một số kiến thức mới, ...). Nghiên cứu sinh còn phải học cách trình bày, thể hiện các kiến thức thu được một cách khoa học thông qua xuất bản các bài báo khoa học, trình bày tại các hội thảo, ..... Nhìn chung, nhận được bằng tiến sĩ có thể xem là có chứng chỉ ``hành nghề nghiên cứu".

Tìm được người hướng dẫn tốt là điều rất quan trọng để hoàn thành tốt quá trình nghiên cứu sinh. Người thầy tốt sẽ định hướng, động viên nghiên cứu sinh đi vào các đề tài khoa học thú vị, sẽ cho thời gian để sinh viên tự đọc, tự chiêm nghiệm. Người thầy tốt là người làm khoa học chân chính, sẽ là tấm gương tốt cho trò noi theo.

Giáo sư Trần Văn Thọ có một bài viết rất hay tại đây


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Tìm kiếm Blog này

Lưu trữ Blog