Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Thirty one things to consider when choosing which journal to submit your paper to

Wouldn’t it be great if there was some well-grounded evidence of the best place to publish your research? After all, you’ve sweated for two or more years on collecting the data or source materials, thinking though the issues involved, resolving problems, and writing up the finished text. You’re heavily invested in the work, and you want to get the best possible exposure for it in the optimal journal. So ask around in your department or lab and you’ll quickly find out that there’s a lot of folklore and anecdotes about where to go, but perhaps that different people give very different advice.
Often your department or lab may have a list of ‘recommended journals’, which may not be all that useful for various reasons. Often it is what was left over from some previous audit exercise — in the UK the REF 2014 and in Australia the ERA 2015 rounds. Often the list is where your local top professors publish their well-funded research (or perhaps where they used to publish in their glory days). But perhaps it hasn’t been updated for a while and has some obvious glitches. It can also often be just a kind of ‘idiot board’ including any journal over a certain “journal impact factor” level, even though this JIF indicator is completely discredited— e.g. it was outlawed from use in both the REF and ERA studies because of its gross limitation (and see below). If you are a PhD student or and early career research these lists are often just actively disabling — they may be out of your league for the kind of work that you have to publish and so just very depressing to read.
In fact, deciding which journal to send material to most senior staff consider a wide range of factors, not just the obvious things, because they can all in different ways have considerable effects upon impact. There is also now a great service available in Google Scholar Metrics which gives excellent quantitative information about every journal in the world (of any significance), for free from any PC, tablet or smartphone. Just pump in the journal name to GSM’s search box and get an instant reply, using two strong indicators discussed below. (Note: be careful to enter the exact journal name into GSM— eg. if the journal uses ‘&’ as part of its title, then if you put in ‘and’ instead, GSM will just show nothing as found).
Beyond that what more can we say? Well, there is an interesting and extremely expensive monograph published in 2012 by Stefanie Hauser called, Multi-dimensional Journal Evaluation. I have tried to extract from this (as best I can) the factors that seem to have proven relevance to the choices most researchers will be considering. Please do see Stefanie’s book for yourself if you want to read a highly sophisticated and extensively quantified analysis — and NO, she hasn’t endorsed or seen any of the use that I’ve made of her work below. In fact I freely have combined information from the factors she tested for with a wide range of factors mentioned to research colleagues or myself as relevant in a recent research project on The Impact of the Social Sciences, which also included some STEM science academics. (For some free to view materials on this see here).
So I hope that the 31 factors set out below are relevant for a wide range of academic and scientific authors. I’ve grouped them into five categories — about the scope of a journal; its review processes; open or closed access; coverage, scale and style issues; and lastly, the journal’s dissemination and impact. I begin with some key aspects of the journal’s mission.


The second dimension concerns how the journal goes about reviewing your work.


A third key dimension concerns open access publishing (which is still rare and often expensive) or closed access publishing.


The fourth dimension involves the fit between your work and some more specific aspects to consider in submitting.


The final set of factors to consider is what happens if a journal accepts your article. How likely is it that publishing there will reach a wide readership and begin to generate citations to your work?


To read Stephen Curry’s comprehensive and entertaining critique of JIF, quoted above, please go here.

Thichhoctoan.net- trang web của giáo sư Ngô Bảo Châu

https://thichhoctoan.net/2011/11/18/yeu-nhau-c%E1%BA%AFt-toc-cho-nhau/

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

MS09 – BÀI DỰ THI HTNM4: TOÁN HỌC, TÀI CHÍNH VÀ TÔI

Toán học, Tài chính và Tôi

Tác giả: Vương Minh Thao    link
Lời dẫn: Từ lâu hai vợ chồng chúng tôi đã nuôi ý định làm cùng nhau một việc gì đó mà khiến chúng tôi thấy vui và lại có ích cho cộng đồng nhưng do có quá nhiều thứ trong công việc, trong cuộc sống khiến chúng tôi phải tạm gác lại việc này. Vào dịp này, Hội thảo Sáng Kiến Phát triển Việt Nam sẽ diễn ra tại D.C trong khuôn khổ Vòng tay nước Mỹ 4. Giáo sư Ngọc Anh là một người thầy của vợ tôi và cũng là một người bạn thân thiết của gia đình chúng tôi. Anh sẽ cùng nhiều học giả người Việt góp mặt trong sự kiện này để trình bày những sáng kiến, đề xuất đóng góp cho Việt Nam. Những gì anh đã và đang làm cho Việt Nam luôn khiến tôi cảm phục và thấy cần có trách nhiệm hơn với quê hương của mình không chỉ qua suy nghĩ mà bằng cả những hành động cụ thể. Đây cũng là lý do, vợ tôi đã đề xuất tôi dành thời gian chia sẻ về con đường dẫn tôi đến với lĩnh vực tài chính và làm cách nào tôi và những đồng môn dù ở đâu cũng có thể đóng góp cho sự phát triển của ngành tài chính Việt Nam. Câu chuyện của tôi cũng có thể là một gợi ý cho những bạn trẻ nào đam mê toán học và muốn thử sức trong những lĩnh vực đòi hỏi cả toán và kiến thức xã hội. Tôi hy vọng bài viết này của chúng tôi sẽ nhận được những góp ý và sự chung tay của những ai quan tâm.
Nội dung chính
Có lẽ lý do lớn nhất khiến tối muốn chuyển qua học ngành tài chính sau khi tốt nghiệp chương trình tiến sỹ toán ở Học Viện Công Nghệ Georgia là vì đã từ lâu tôi luôn đắn đo về ứng dụng toán học vào thực tiễn cuộc sống. Mặc dù vậy, những nghiên cứu toán của tôi trước đấy hoàn toàn lý thuyết nên rất khó có thể tìm cách “lái” được sang một hướng có tính ứng dụng hơn.
“Tất cả thay đổi sau khi con gái của tôi chào đời vào mùa hè năm 2012.”
Lúc đó tôi mới thực sự cảm nhận được trách nhiệm của một người chủ gia đình và cần có một tương lai chắc chắn hơn. Lựa chọn công việc cho một người có bằng tiến sỹ toán lý thuyết là khá hẹp, và nếu không có sự chuẩn bị từ trước thì con đường duy nhất là làm thêm 3 đến 5 năm sau tiến sỹ sau đó nộp hồ sơ vào các vị trí giáo sư (Assistant Professors) hoặc nếu không được thì các vị trí giảng viên (Lecturers) tại các trường đại học. Tuy vậy, do số lượng tiến sỹ tốt nghiệp từ các trường Đại học ở Mỹ ngày càng nhiều nên thị trường việc làm ngành này ngày càng cạnh tranh, nhất là khi nhiều trường bị cắt giảm ngân sách sau cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.
Chính tương lai rất bấp bênh và nhiều may rủi này là cú huých lớn giúp tôi chọn ra một con đường phù hợp cho bản thân mình.”
Một là tự học thêm về toán tài chính và nộp hồ sơ vào các ngân hàng đầu tư. Cá nhân tôi biết một số người có nền tảng toán học như tôi đã chọn hướng này, và có lẽ đây đã là một hướng tôi có thể thích ứng dễ hơn vì kiến thức toán sẽ giúp việc học các công cụ dùng trong toán tài chính dễ hơn cho tôi. Và hai là lấy thêm một tấm bằng tiến sĩ khác trong lĩnh vực tài chính để theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu trong các trường Đại học.
“Tôi tìm rất nhiều nguồn tài liệu để đọc, và cũng tìm rất nhiều người có hồ sơ tương tự như mình để hỏi.”
May mắn thay, trong một lần lên Chicago, tôi được tiếp xúc với một cặp vợ chồng giáo sư rất am hiểu về lĩnh vực này thì được biết các chương trình tài chính dạy trong business schools (cần phân biệt với chương trình toán tài chính trong các khoa toán) thực ra là một nhánh của kinh tế, và các nghiên cứu khoa học trong ngành này nhắm vào trả lời các câu hỏi mang tính vĩ mô và có ích cho cộng đồng, khác hoàn toàn với mục tiêu chính là lợi nhuận của các ngân hàng kinh doanh. Sau đó tôi bắt tay tìm hiểu sâu hơn về những phân ngành trong lĩnh vực tài chính, tự vấn bản thân đâu là cái mình thật sự mong muốn, đâu là đích đến mà mình thực sự muốn hướng tới.
“Gần một phần ba cuộc đời dành cho toán học nên đối với tôi, toán không chỉ là đam mê mà còn là một phần máu thịt của mình.”
Vậy nên nếu có chuyển ngang sang một lĩnh vực khác, tôi muốn sử dụng toán như một công cụ đắc lực giúp tôi có được những kết quả nghiên cứu có ích và có tầm ảnh hưởng. Cả hai hướng đi (bỏ ra ngoài làm cho các công ty tài chính hoặc theo đuổi để trở thành giáo sư tài chính trong các trường Đại học) đều có một điểm chung là dùng rất nhiều công cụ toán nhưng chỉ có theo đuổi con đường nghiên cứu học thuật mới giúp tôi thoả mãn niềm đam mê nghiên cứu cũng như tận dụng tối đa được nền tảng toán học của mình nhằm tạo ra những giá trị bền vững cho xã hội.
Lựa chọn này là một sự đánh đổi lớn và rất có thể khiến tôi hối hận vì đã từ bỏ đi tấm bằng tiến sĩ Toán và từ chối những lời mời làm việc hấp dẫn từ các công ty tài chính để bắt đầu lại từ đầu.
Nhưng nếu nghĩ khác đi, bước chuyển này sẽ giúp tôi có cơ hội chiêm ngưỡng một vẻ đẹp khác của toán học qua một lăng kính mới và đồng thời, giúp nhiều người hiểu thêm về những nghiên cứu của tôi khi chúng gắn kết nhiều hơn với đời sống thường nhật.”
Sau hai năm học kiến thức nền tảng tại khoa kinh tế và khoa tài chính tại trường Washington University tại thành phố Saint Louis (trong top 30 các trường Đại học nghiên cứu về tài chính của Mỹ[1]), tôi thấy có rất nhiều hướng nghiên cứu mở và thú vị mà tôi có thể theo đuổi. Và tôi càng hứng thú hơn khi tài chính ngày càng cần nhiều công cụ từ toán học. Để làm rõ hơn việc này, tôi xin đưa ra một ví dụ đơn giản phỏng theo mô hình Lucas Tree nổi tiếng của nhà kinh tế học Robert Emerson Lucas Jr. Hãy tưởng tượng trên một hòn đảo chỉ có hai người. Hai người này tồn tại nhờ tiêu thụ quả bởi một loại dưa, và số lượng quả dưa được sinh ra là ngẫu nhiên và không ai có thể biết trước ngày mai cây sẽ ra bao nhiêu quả. Và giả sử thêm hai điều kiện rằng (1) loại dưa này ăn không bao giờ no, nên ăn càng nhiều càng tốt, và nếu để qua hôm sau sẽ bị hỏng và phải bỏ đi và (2) từ lúc mới sinh ra, cả hai người đều là chủ một nửa cây dưa này và nếu cây sinh ra bao nhiêu quả, thì mỗi người được một nửa số quả đó. Tuy nhiên, có một điểm khác biệt duy nhất giữa hai người này là người A ưa thích rủi ro mạo hiểm, còn người B thích có một tương lai ổn định. Sự khác biệt duy nhất này khiến cả hai có chung một suy nghĩ: người B có thể nhượng lại một phần sở hữu cây dưa của anh ta cho người A, đổi lại người A phải trả lại người B một số lượng dưa nhất định. Qua đó, một câu hỏi thú vị nảy sinh là: cứ mỗi phần sở hữu cây dưa người B trao cho người A, người A phải trả bao nhiêu quả dưa cho người B? Một trong những yếu tố quyết định câu trả lời cho câu hỏi này là đặc tính của quá trình ra quả ngẫu nhiên (Stochastic process) của của số quả dưa được sinh ra mỗi ngày. Một hiểu biết căn bản về giải tích ngẫu nhiên (Stochastic Calculus) sẽ giúp bạn giải được bài toán kinh tế này.
Trong thực tế, nếu coi hòn đảo trong ví dụ trên tượng trưng cho một đất nước, với hai người A, B là đại diện cho những nhóm người khác nhau trong đất nước này và cây dưa là tổng hợp tất cả tài sản và mỗi người dân có quyền sở hữu một phần của số tài sản này, nhà nghiên cứu có thể phát triển hướng nghiên cứu của mình về mối quan hệ giữa những yếu tố tác động tới quá trình định giá tài sản với giá trị thị trường của tài sản đó. Chẳng hạn, trong quá trình cổ phần hóa tại Việt Nam, người dân có thể trực tiếp mua và làm chủ các công ty trước đây thuộc sở hữu của nhà nước. Ta có thể phân loại những cổ đông này thành nhiều nhóm, ví dụ theo tiêu chí mức thu nhập và trình độ học vấn. Sự khác biệt của các nhóm cổ đông này sẽ có ảnh hưởng lớn đến biến động giá cổ phiếu thị trường. Như vậy, việc hiểu được đâu là yếu tố có tầm ảnh hưởng chính (chẳng hạn như thu nhập hay trình độ học vấn hay cả hai), doanh nghiệp sẽ biết cách huy động vốn hiệu quả hơn từ người dân.
Đây chỉ là một ví dụ cơ bản để mô tả những yếu tố tác động vào nhà đầu tư khi chọn mua cổ phiếu của một công ty, và căn cứ vào đó, định giá được giá trị của công ty. Hướng nghiên cứu này còn gọi là Asset Pricing (Định giá tài sản): là một nhánh nghiên cứu lớn trong tài chính mà tôi đang theo đuổi nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các cá nhân hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến biến động giá trị các tài sản như trái phiếu, cổ phiếu, bất động sản, v.v., từ đó đưa ra những sách lược điều chỉnh phù hợp nhằm tối đa hoá giá trị tài sản đó trong tương lai.”
Khi đi sâu hơn, người nghiên cứu có thể dựa vào mô hình cây dưa ở trên và những các công cụ toán học (lý thuyết và định lượng) và trực quan cá nhân để mở rộng hướng nghiên cứu của mình.
“Đến với toán học là một định mệnh, chuyển sang tài chính là một cơ duyên mà cái duyên này giúp tôi khám phá được những điều thú vị khác của toán học khi được ứng dụng vào tài chính. Hai ngành học này thực chất bổ trợ cho nhau và đều giúp tôi tận dụng và phát huy được thế mạnh của mình, từ đó đặt tôi vào một vị trí phù hợp hơn khi muốn quay trở lại đóng góp cho sự phát triển của Việt Nam”.
Cũng qua bài viết này, tôi và một vài người bạn đồng môn mong muốn kết nối với những cá nhân người Việt Nam đang làm nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính để suy nghĩ về việc thành lập một mạng lưới những nhà nghiên cứu người Việt trong lĩnh vực tài chính (VietFinance) với các mục tiêu dự kiến:
  1. Trao đổi chuyên môn: các thành viên thảo luận, cập nhật các thông tin chuyên môn, tìm kiếm câu trả lời cho một vấn đề nghiên cứu qua một online platform (facebook).
  2. Trao đổi kinh nghiệm: các thành viên trao đổi kinh nghiệm làm việc với giáo sư; kinh nghiệm nghiên cứu; kinh nghiệm đi hội thảo; kinh nghiệm thuyết trình; kinh nghiệm xin việc, v.v.
  3. Trao đổi cơ hội: các thành viên chia sẻ những cơ hội nghiên cứu, các mối quan hệ để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp.
  4. Hướng tới cộng đồng: các thành viên tổ chức các buổi toạ đàm định kỳ thảo luận các vấn đề mà ngành tài chính của Việt Nam đang gặp phải, đồng thời đưa ra những sáng kiến/đề xuất/chương trình hành động cụ thể giúp tháo gỡ những vấn đề này; giúp đỡ các nhà nghiên cứu trẻ mới vào ngành; và kết nối với những cộng đồng nghiên cứu khác để triển khai những dự án chung.
Chúng tôi hy vọng mạng lưới này giúp làm tăng sự gắn kết giữa những nhà nghiên cứu người Việt để cùng giúp nhau phát triển chuyên môn và tầm ảnh hưởng của mình trong lĩnh vực nghiên cứu và đồng thời, tạo điều kiện để mọi người đóng góp những sáng kiến và chương trình hành động cụ thể cho Việt Nam theo khả năng của mình. Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ: tvuong@wustl.edu.
Vương Minh ThaoTiến sĩ toán trường Đại học Georgia Institute of Technology, 2008-2014Nghiên cứu sinh Tiến sĩ tài chính trường Đại học Washington University- Saint Louis (2014- đến nay)

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2016

10 Lợi Ích Của Việc Đọc: Tại Sao Bạn Nên Đọc Mỗi Ngày

http://medocsach.com/dong-luc-song/10-loi-ich-cua-viec-doc-tai-sao-ban-nen-doc-moi-ngay.html

Lần cuối cùng bạn đọc một cuốn sách hay một bài báo tạp chí có giá trị là khi nào? Phải chăng thói quen đọc hàng ngày của bạn chỉ gói gọn trong việc đọc các dòng tweet, tin cập nhật Facebook, hay hướng dẫn sử dụng trên gói bột yến mạch ăn liền? Nếu bạn là một trong vô số người không có thói quen đọc thường xuyên, có thể bạn đã bỏ lỡ một sự thật rằng: việc đọc đem lại nhiều lợi ích đáng kể, và dưới đây là chỉ một vài lợi ích trong số đó.

1. Kích thích trí não

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc duy trì sự kích thích trí não có thể giúp làm chậm quá trình phát triển (hoặc thậm chí là có thể ngăn ngừa) bệnh Alzheimer và bệnh lú lẫn, vì giữ cho não của bạn hoạt động và bận rộn sẽ giúp ngăn ngừa nó bị giảm sút chức năng. Cũng giống như các cơ bắp khác trong cơ thể, não cũng cần được tập thể dục để khỏe mạnh, vì thế cụm từ ‘Sử dụng hoặc bạn sẽ đánh mất nó’ hoàn toàn thích hợp khi nói đến trí tuệ của bạn. Giải câu đố hoặc chơi các trò chơi như cờ vua cũng được cho là giúp ích cho việc kích thích nhận thức.

2. Giảm căng thẳng

Cho dù bạn gặp phải bao nhiêu căng thẳng đến từ công việc, các mối quan hệ cá nhân, hay vô số các vấn đề khác mà bạn phải đối diện hàng ngày, tất cả sẽ tan biến ngay khi bạn thả mình vào một câu chuyện tuyệt vời. Một cuốn tiểu thuyết hay có thể đưa bạn đến những vùng đất khác, làm những căng thẳng trôi xa và cho phép bản thân mình thư thái trong khi một bài báo lôi cuốn sẽ làm bạn phân tâm và kéo giữ bạn ở lại với thực tại.

3. Kiến thức

Mọi thứ bạn đọc sẽ lấp đầy tâm trí bạn với các thông tin mới, và biết đâu được chúng sẽ có ích vào một lúc nào đó. Bạn càng có nhiều kiến thức, thì bạn càng được trang bị tốt để giải quyết bất kỳ thử thách nào bạn phải đối mặt.
Ngoài ra, còn có một điều rất đáng để suy ngẫm: đã bao giờ bạn thấy mình rơi vào hoàn cảnh bi đát chưa, hãy nhớ rằng cho dù bạn có thể mất đi mọi thứ khác – công việc, của cải, tiền bạc, và thậm chí là sức khỏe – nhưng kiến thức của bạn không bao giờ mất đi.
4. Mở rộng vốn từ
Lợi ích này đi đôi với lợi ích về kiến thức: bạn càng đọc nhiều, bạn càng biết thêm nhiều từ, và chắc chắn chúng sẽ biến thành vốn từ hàng ngày của bạn. Nói năng lưu loát và thu hút là một lợi thế lớn trong bất cứ ngành nghề nào, và bạn cần biết rằng việc có thể nói chuyện tự tin với những người cao hơn sẽ giúp cải thiện đáng kể cảm giác tự yêu quý chính bản thân mình. Việc đọc có thể trợ giúp rất nhiều cho sự nghiệp của bạn, những người có khả năng đọc tốt, nói tốt, và có kiến thức rộng ở nhiều lĩnh vực thường có xu hướng thăng chức nhanh hơn (và thường là như vậy) so với những người có vốn từ ít ỏi, và thiếu hiểu biết về văn học, về những bước đột phá trong khoa học, hay các sự kiện diễn ra trên toàn cầu.
Đọc sách cũng là một bước rất quan trọng trong việc học các ngôn ngữ mới, khi một người nói một ngôn ngữ không phải là tiếng mẹ đẻ được tiếp xúc với những từ được dùng trong từng ngữ cảnh, khả năng nói cũng như viết của anh ta sẽ thông thạo hơn.

5. Cải thiện trí nhớ

Khi đọc một quyển sách, bạn phải nhớ các nhân vật, thông tin về họ, hoài bão, lịch sử, sắc thái của họ, cũng như rất nhiều tình tiết nhỏ tạo nên cách sống của họ qua từng câu chuyện. Như thế là hơi nhiều để nhớ, nhưng não bộ là một thứ rất tuyệt vời, có thể nhớ những thứ này dễ dàng. Cũng rất thú vị, mỗi ký ức mới sẽ bắt não tạo ra một nếp nhăn não mới và củng cố những nếp nhăn cũ, nghĩa là trong ngắn hạn nó hỗ trợ nhớ lại cũng như cân bằng cảm xúc. Có tuyệt không nào?

6. Những kỹ năng suy nghĩ có tính phân tích sẽ mạnh hơn

Đã bao giờ bạn đọc một tiểu thuyết kỳ bí, và tự giải quyết được bí ẩn trước khi đọc xong sách chưa? Nếu có, bạn có thể áp dụng những suy nghĩ phê bình và phân tích vào công việc bằng cách ghi chú tất cả những chi tiết được cung cấp và sắp xếp lại để giống như ‘truyện trinh thám’.
Khả năng phân tích các chi tiết cũng sẽ có ích khi nhận xét tình tiết truyện; quyết định xem phần đó được viết tốt hay chưa, xem các nhân vật có phát triển đúng không, cốt truyện có mạch lạc không, v.v. Nếu bạn có cơ hội thảo luận về một quyển sách với người khác, bạn sẽ có thể nêu rõ ràng ý kiến của mình, vì bạn đã dành thời gian thực sự xem xét các khía cạnh liên quan.

7. Tăng cường khả năng tập trung

Trong thế giới phát cuồng vì internet, sự chú ý của chúng ta bị phân tán ra nhiều hướng cùng lúc khi chúng ta xử lý nhiều việc hàng ngày. Chỉ trong 5 phút thôi, một người trung bình sẽ chia thời gian của họ giữa làm việc, kiểm tra email, chat với vài người (qua Gchat, Skype…), để mắt đến Twitter, theo dõi điện thoại thông minh, và giao tiếp với đồng nghiệp. Những hành vi này làm tăng mức độ stress và giảm năng suất làm việc.
Khi bạn đọc sách. tất cả sự chú ý được tập trung vào câu chuyện, phần còn lại của thế giới cứ thế trôi đi, và bạn có thể nhập mình vào từng chi tiết bạn đang cảm thụ. Cố gắng đọc 15 đến 20 phút trước khi làm việc (ví dụ như buổi sáng trên phương tiện công cộng đi làm), và bạn sẽ bất ngờ trước sức tập trung khi bắt tay vào công việc.

8. Kỹ năng viết tốt hơn

Điều này đi liền với việc mở rộng vốn từ vựng: những tác phẩm hay, đã được xuất bản có ảnh hưởng đáng chú ý đến việc viết lách của một người khác, vì việc quan sát nhịp điệu, sự mạch lạc và phong cách viết của các tác giả khác nhau sẽ luôn ảnh hưởng đến tác phẩm của bạn. Cũng giống cách các nhạc sĩ ảnh hưởng lẫn nhau, và các hoạ sĩ dùng những kỹ thuật do các bậc thầy đi trước tạo ra, các nhà văn cũng học cách viết khi đọc tác phẩm của người khác.

9. Sự thanh bình

Để thêm vào sự thư giãn có được khi đọc một quyển sách hay, chủ đề mà bạn đọc có thể đem lại cho bạn sự thanh bình lớn trong tâm hồn. Đọc những đoạn văn tôn giáo có thể hạ thấp huyết áp và đem lại cảm giác bình tĩnh, trong khi đọc những sách tự rèn luyện bản thân đã cho thấy khả năng giúp con người chịu đựng được những rối loạn tâm trạng và những chứng bệnh tâm thần nhẹ.

10. Giải trí miễn phí

Nhiều người thích mua sách để được chú thích và đánh dấu mép trang dành cho tham khảo sau này, nhưng sách có thể khá đắt. Để giải trí với ngân sách thấp, bạn có thể đến các thư viện địa phương và phơi mình trước ánh sáng của vô số quyển sách miễn phí đang nằm đó. Thư viện có sách thuộc đủ các chủ đề, và vì họ luân chuyển sách và thường xuyên có sách mới, bạn sẽ không bao giờ hết thứ để đọc.
Nếu bạn sống ở một nơi không có thư viện, hay nếu bạn gặp khó khăn trong việc di chuyển, không thể đi tới thư viện dễ dàng, hầu hết các thư viện đều có sách ở dạng PDF hay ePub để bạn đọc bằng máy đọc sách, iPad, hay bằng máy vi tính. Có nhiều nguồn sách online mà bạn có thể tải e-book miễn phí, nên hãy đi săn lùng thứ gì đó mới để đọc đi!
Mỗi người trên đời này đều có thể loại yêu thích, và dù bạn thích văn học cổ điển, thơ ca, tạp chí thời trang, tiểu sử, tôn giáo, sách dành cho thanh niên, cẩm nang tự rèn luyện, văn học đường phố hay tiểu thuyết tình cảm, luôn có thứ gì đó bắt được sự tò mò và trí tưởng tượng của bạn. Hãy bước khỏi chiếc máy vi tính một lúc, mở một quyển sách, và bổ sung năng lượng cho tâm hồn bạn.

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2016

5 công cụ giảng viên thế kỷ 21 cần biết

http://neoedu.fpt.edu.vn/5-cong-cu-giang-vien-the-ky-21-can-biet/: đây cũng là trang web hay về giáo dục



5 công cụ giảng viên thế kỷ 21 cần biết


0
178
Trong kỷ nguyên của công nghệ thông tin và mạng Internet, cả thế giới đã chứng kiến sự ra đời của vô vàn công cụ, giáo cụ và phương pháp học tập cũng như giảng dạy tiên tiến trên nền tảng trực tuyến. Xin được giới thiệu tới độc giả 05 công cụ rất hữu ích hiện đang được nhiều giáo viên trên thế giới sử dụng trong quá trình giảng dạy. Đây là những công cụ sẽ giúp các thầy cô giảm tải các thao tác dạy học thủ công, truyền tải kiến thức tới học sinh nhanh hơn, trực quan hơn và tương tác với học trò mạnh mẽ hơn.
  1. Instagrok
Instagrok là một cung cụ tìm kiếm cho phép người sử dụng xây dựng lên một bản đồ ghim lại đầy đủ các ghi chú,  websites, videos, và các sự kiện, hình ảnh có liên quan. Khi người sử dụng nhập một từ khóa tìm kiếm, trên màn hình sẽ hiện ra một trang có trích dẫn đầy đủ các nguồn thông tin chính là các liên kết hyperlinks có thể được lưu lại và chia sẻ.
Hướng dẫn sử dụng:
B2: Nhập từ khóa cần tìm kiếm (VD: Constructivism)
1
Kết quả tìm kiếm sẽ hiện ra dưới dạng sơ đồ như dưới đây gồm: Các định nghĩa về Constructivism từ nhiều nguồn khác nhau, lịch sử của Constructivism, Video liên quan, hình ảnh ….Tất cả đều dưới dạng hyperlink
2
B3: Click vào nguồn thông tin mà bạn muốn.
  1. Padlet
Padlet là một bức tường ảo cho phép người dùng bày tỏ suy nghĩ về một chủ đề nào đó một cách dễ dàng. Padlet hoạt động giống như một trang giấy nơi mà mọi người có thể trình bày bất kì nội dung gì (VD: hình ảnh, video, tài liệu, văn bản) bất kì vị trí nào trên đó, cùng với bất kì ai cũng như từ bất kì thiết bị nào. Đây là một công cụ rất hữu ích trong việc giảng dạy. Giáo viên có thể giảng bài trên lớp và thu thập ý kiến từ học sinh thông qua tương tác tức thì trên màn hình máy tính hoặc hỗ trợ cho việc thảo luận nhóm giữa học sinh.
Tính linh hoạt của công cụ này giúp bạn có thể tạo ra một Padlet sử dụng cho một lớp học trong năm nay rồi chia sẻ, tiếp tục sử dụng những dữ liệu và đường links đó vào những năm sau đó.
3
Hướng dẫn sử dụng:
B1: Truy cập trang https://padlet.com/
B2: Click vào “Creat a Padlet”
B3: Click vào “Modify wall”
4
B4: Viết tiêu đề, thêm mô tả về chủ đề muốn làm
5
B5: Click vào “Wall paper” để lựa chọn hình nền sẵn có hoặc có thể sử dụng hình ảnh của bạn
B6: Chọn cách các comment xuất hiện trên tường bằng cách click vào “Layout”
B7: Chọn cài đặt mật khẩu bằng cách click vào “Privacy”
B8: Để bắt đầu viết lên tường, bạn click đúp chuột trái, trên màn hình sẽ hiện ra một khung nhỏ, bạn điền tên, sau đó ghi nhận xét.
6
B9: Chia sẻ với người sử dụng khác (giáo viên, học sinh) hoặc xuất padlet thành định dạng: PDF, hình ảnh, Excel, và CSV.
7
  1. Print Friendly
Đây là một công cụ hữu ích khi bạn muốn in tài liệu đặc biệt là in trực tiếp trên các website. Print-Friendly có những chức năng sau:
  • Chuyển văn bản thành chữ đen trên nền trắng
  • Thay đổi font chữ
  • Xem kích thước font chữ
  • Gạch dưới các liên kết
  • Xóa những hình ảnh không cần thiết
  • Xóa các tùy chọn chuyển hướng
  • Xóa một số hoặc tất cả quảng cáo
  • Loại bỏ được các JavaScript, Flash và hình ảnh động.
  • Bao gồm URL gốc
  • Bao gồm thông báo bản quyền
Hướng dẫn sử dụng:
B1: Copy đường link của page mà bạn muốn in
B2: Truy cập trang https://www.printfriendly.com/
Paste đường link đã copy vào khoảng trắng rồi click “print preview”
8
Công cụ này sẽ hiển thị phần nội dung trang web mà bạn muốn in (Bạn có thể phải chờ một lúc để thông tin được xử lý)
B3: Nếu bạn muốn xóa các hình ảnh trong bài viết, click vào “Remove Images”
9
Bất kì nội dung nào bạn thấy không cần thiết có thể xóa bằng cách di chuyển chuột tới phần nồi dung đó, chờ cho nó đổi màu rồi click chuột vào “click to delete”.
Bạn có thể khiến những nội dung đã xóa quay trở lại bằng cách click vào “undo”
B4: Lựa chọn định dạng file PDF hoặc in bản cứng.
  1. Google Scholar
Google Scholar là một sản phẩm của Google được sử dụng để tìm kiếm các bài báo khóa học và sách. Website này bao gồm hầu hết tất cả các danh mục về giáo dục từ lĩnh vực lịch sử tới y học hay xã hội. Với Google Scholar, dù bạn sử dụng trên điện thoại hay máy tính, bạn cũng có thể tìm ra và dễ dàng định vị các bài báo khoa học.  Công cụ này sẽ hỗ trợ hiệu quả cho các bài luận học thuật, các nghiên cứu khoa học hoặc bất kì lớp học nào mà giáo viên muốn nâng cao kĩ năng tìm kiếm và nghiên cứu của sinh viên lên một cấp độ cao hơn.
Hướng dẫn sử dụng:
B1: Truy cập trang https://scholar.google.com.vn/
10
B2: Nhập từ khóa cụ thể liên quan đến chủ đề (bài báo khoa học, sách) bạn muốn tìm  vào thanh tìm kiếm rồi ấn “Enter”
VD: Văn hóa Việt Nam thời phong kiến.
B3: Bạn cũng có thể tìm kiếm theo danh mục.
Nếu bạn không biết chính xác tên tài liệu mình muốn tìm, trong hộp tìm kiếm bạn nhập danh mục của những bài báo khoa học mà bạn muốn. Ví dụ: Những tài liệu về lịch sử con người Việt Nam.
B4: Trong danh sách các tài liệu hiển thị trên màn hình, click vào tài liệu bạn cần.
  1. Infotopia
Infotopia là một công cụ tìm kiếm cho phép bạn lọc ra được một danh sách chỉ bao gồm những kết quả có liên quan đến từ khóa bạn đang tìm. Công cụ này là hoàn hảo cho các bài tập yêu cầu học sinh tập trung vào một vấn đề cụ thể.
Hướng dẫn sử dụng:
B2: Tìm hộp tìm kiếm ngay bên dưới logo infotopia và nhập từ khóa cần tìm rồi click vào nút tìm kiếm màu đỏ bên phải.
Hàng loạt kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị trên màn hình
B3: Bạn click vào danh mục thông tin mà bạn muốn để công cụ phân loại/ sàng lọc kết quả. Các danh mục ở phía trên cùng của màn hình mà bạn có thể lựa chọn: nguồn nghệ thuật, nguồn khoa học / công nghệ / toán học, tin tức, tiểu sử, địa lý / nguồn du lịch, nguồn khoa học xã hội, các nguồn âm nhạc, hình ảnh, WorldCat, giải trí / thể thao, nguồn sức khỏe và lịch sử, văn học / báo giá, thông tin sơ cấp và bách khoa toàn thư.
Bạn có thể hướng đến lĩnh vực cụ thể mà bạn quan tâm hoặc đơn giản là chọn hiển thị “tất cả các kết quả”
B4: Click vào link thông tin cụ thể mà bạn đang cần tìm.
Tổng hợp: Lưu Hoa

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Trước Ngày Em Đến Me Before You (2016)

Một bộ phim rất hay về tình cảm con người. Tình cảm giữa 2 nhân vật nảy sinh rất tự nhiên, nhân văn. Một kết thúc có vẻ buồn, nhưng lại là giải pháp tốt cho cả hai.

http://phimnhanh.com/phim/truoc-ngay-em-den-me-before-you-2016

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Học tiếng anh với Duolingo

John Vu
4 mins
Một người bạn đồng nghiệp của tôi tại Carnegie Mellon, giáo sư Luis Von Ahn, người đã sáng tạo ra nhiều công ty khởi nghiệp như CAPTCHA (Google đã mua công ty này) ESP games (Google đã mua công ty này nữa) và reCAPTCHA (Google cũng mua luôn) Tôi vẫn thường nói đùa rằng mỗi khi nghe nói Von Ahn khởi nghiệp gì đó thì Google lập tức đến thăm hỏi ngay nên Von Ahn kiếm khá lắm.
Tuy nhiên Von Ahn không ngừng ở đó, hình trong anh có giòng máu khởi nghiệp thì phải. Mặc dù anh cũng dạy nhiều môn như tôi và cũng viết rất nhiều tài liệu nghiên cứu giá trị, anh vẫn liên tiếp nghĩ về những điều mới lạ để thách thức chính mình. Vài năm trước, anh nói với tôi: "Toàn cầu hoà đòi hỏi mọi người trao đổi, giao dịch nhưng không phải ai cũng biết tiếng Anh, do đó anh lại khởi nghiệp thêm một lần nữa và tạo ra Duolingo, một phần mềm dạy ngoại ngữ cho tất cả mọi người muốn học."
Dù bạn già hay trẻ, trình độ học vấn cao hay thấp, bạn đều có thể học ngoại ngữ, không phải một ngôn ngữ mà rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Bạn muốn học tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Ý, tiếng Nga, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Nhật và cả tiếng Việt nữa. Duolingo dậy được hết và miễn phí.
Bạn chỉ việc bỏ ra ít giờ mỗi ngày, trong vài tháng là có thể thông thạo ngoại ngữ. Bạn có thể dùng Laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng để học và học bất cứ lúc nào miễn phí.
Hiện nay Duolingo được Apple săn đón rất kỹ và được coi là phần mềm hay nhất của iPhone (iPhone App of the Year) va Google cũng đề cao phần mềm này như phần mềm dạy ngôn ngữ tuyệt vời nhất năm 2013, 2014.
Nếu các bạn muốn học ngoại ngữ, thử học Duolingo xem sao?

Tìm kiếm Blog này